• :
  • :
Thông báo:

Cái Khèn


Cái khèn

- Chất liệu: Chiếc khèn Mông được chế tác từ gỗ pơ mu và thân cây sặt, cây tre già, một loại trúc nhỏ mọc trên rừng. Để trang trí và để cố kết thân khèn cho thật khít, các nghệ nhân còn dùng vỏ cây đào rừng, loại vỏ cây vừa rất dẻo vừa có màu sắc bền đẹp.

- Cách làm: Với phương pháp thủ công các thợ khèn để cho ống khèn, cây sậy khô còn được gác lên gác bếp để tăng độ bền. Vật liệu phơi khô được các thợ khèn xử lí bằng cách bổ, đẽo tạo thành hình bầu khèn. Sau khâu tạo hình, chiếc bầu khèn còn thô tiếp tục được bổ làm đôi theo dọc thớ gỗ. Nghệ nhân dùng một loại dao riêng để khoét ruột bầu. Khi khoét ruột xong, hai mảnh bầu khèn được ghép lại thật khít bằng các vòng dây nhỏ, nghệ nhân tiếp tục dùng lưỡi bào sắc bén để bào nhẵn và tạo hình phía bên ngoài của bầu khèn. hoàn thành chiếc khèn sẽ là dùi lỗ cho bầu khèn và các ống khèn theo cách thức thủ công truyền thống bằng một thanh sắt tròn, có đầu nhọn được nung đỏ. Trên mỗi ống khèn đều có một lỗ âm và đều được gắn lam đồng. Cây khèn Mông có 6 ống như ống sáo, có độ dài ngắn khác nhau được cắm xuyên qua bầu.

- Cách sử dụng: Người cầm khen sẽ cầm khèn bằng 2 tay giữ phía dưới phần bầu khèn và ống khèn, đầu ống khèn đưa lên phần miệng và thổi

- Ý nghĩa: Cây khèn là nhạc cụ quan trọng không thể thiếu trong sinh hoạt văn hóa của cộng đồng người Mông. Tiếng khèn cất lên trong những ngày hội xuân khiến cả núi rừng rạo rực. Tiếng khèn là sợi dây tâm linh đưa hồn người chết về với cõi thiêng. Với người Mông cây khèn không chỉ là nhạc cụ truyền thống độc đáo, mà còn là vật thiêng. Nghề chế tác khèn vì thế cũng trở thành nghề truyền thống quan trọng được người Mông nơi rẻo cao gìn giữ